Tết Trung Thu – Tết đoàn viên của người dân Việt

Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm, là một lễ hội truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Phố lồng đèn (Nguồn: Internet)

Vào ngày lễ này, các gia đình thường quây quần bên nhau ăn bánh Trung thu, cùng nhau tham gia các hoạt động trong ngày lễ.

Tết trung thu là dịp cho trẻ em cũng như người lớn được vui chơi, để người người nhà nhà ngắm trăng và cũng là dịp để cha mẹ thể hiện tình yêu thương với các con. Là dịp con cháu mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên biếu ông bà, cha mẹ thầy cô và họ hàng để thể hiện lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn của mình

Nguồn: Internet

Đêm hội trăng rằm tháng 8 ở Việt Nam gắn với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đến cho trẻ nhỏ niềm vui háo hức cùng những kỷ niệm tươi đẹp khó quên: 

1.    Tục rước đèn Trung Thu

Tết Trung thu đến gần, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị cho các bé những chiếc đèn lồng rực rỡ, đẹp xinh. Đây là món đồ chơi không thể thiếu để các em tham gia phong tục rước đèn Trung thu được tổ chức ở trường hoặc thôn xóm.

Nguồn: Internet

2.    Múa lân rộn ràng

Không khí Tết Trung thu càng thêm sôi động qua tiếng trống rộn ràng của các buổi múa lân. Hoạt động múa lân Trung thu thường được diễn ra trong đêm hội vào ngày 14, 15, 16.

Hình ảnh đoàn múa lân (Nguồn: Internet)

3.    Bày mâm cỗ trông Trăng

Trong dịp Tết Trung Thu, mỗi gia đình Việt đều sẽ trang hoàng cho nhà mình một mâm cỗ riêng với bánh kẹo, hoa quả. Một số nơi sẽ trang hoàng mâm cỗ Trung thu ấn tượng với những hình thù độc đáo được tạo từ trái cây, bánh nướng. Mâm cỗ trung thu không chỉ dùng để cúng trăng mà còn để tế trời đất, tổ tiên mong mọi sự an lành, viên mãn.

Mâm cỗ Trung thu (Nguồn: Internet)

4. Tặng quà Trung thu

Tết Trung thu tới, mọi người thường biếu tặng nhau những món quà để thể hiện sự quan tâm, yêu thương và gắn kết tình thân. Món quà Trung thu phổ biến nhất được tặng là bánh trung thu và đèn lồng cho trẻ nhỏ.

Đèn lồng Ông sao (Nguồn: Internet)

5. Làm bánh Trung thu

Bánh Trung thu là biểu tượng của sự đoàn viên, phúc lợi và món bánh này đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết trăng rằm. Bánh Trung thu ngày nay có sự đa dạng về mẫu mã với thành phần nguyên liệu phong phú, mang đến cho mỗi người nhiều sự lựa chọn, từ thưởng thức đến biếu tặng. Ngoài ra, việc tự làm bánh trung thu truyền thống cũng là lựa chọn được yêu thích của nhiều gia đình khi có dịp quây quần bên nhau.

Bánh Trung thu với đa dạng mẫu mã (Nguồn: Internet)

Bạn cũng có thể thích...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *